Back
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHỮ KÝ SỐ VÀ CHỨNG THƯ SỐ?
Thưa Luật sư, tôi muốn hỏi chữ ký số và chứng thư số có gì khác nhau? Hiện nay cách doanh nghiệp có bắt buộc phải có chữ ký số không?
Chào bạn, đối với câu hỏi của bạn, Gattaca law có ý kiến tư vấn như sau:
Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, "Chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, "Chứng thư số" là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.
Có thể thấy rằng chứng thư số và chữ ký số là hai định dạng điện tử hoàn toàn khác nhau. Hiểu đơn giản, chứng thư số là “chứng minh nhân dân” để xác nhận chữ ký điện tử có đúng, có hợp lệ hay không; còn chữ ký số là để xác nhận thông tin cho một văn bản, cam kết.
Chữ ký số được xem là hợp pháp, an toàn khi được tạo ra và cung cấp trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và có thể kiểm tra được bằng khóa công khai. Do vậy, muốn có chữ ký số, doanh nghiệp cần đăng ký chứng thư số trước. Và phải có chữ ký số thì doanh nghiệp mới sử dụng được hóa đơn điện tử.
Hiện tại, không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số trong hoạt động kinh doanh.
Theo khoản 3 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số, cụ thể:
Theo Điểm e Khoản 1 Điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC, Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, khi sử dụng hóa đơn điện tử phải có phần chữ ký số.
Theo Khoản 10 Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019, Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.
Để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ kịp thời về trình tự, thủ tục và hồ sơ, khách hàng vui lòng liên hệ:
GATTACA LAW FIRM
Address: 32 Nguyen Dinh Hoan, Nghia Do, Cau Giay, Ha Noi
Tel: +84 24 320 41777 | Hotline: +84 90 176 3379
Email: lawyer@gattacalaw.vn | Website: http://gattacalaw.vn
-----------------------
Dear Lawyer, I want to ask, what is the difference between digital signature and digital certificate?
Are businesses now required to have a digital signature?
Hello, for your question, Gattaca law has the following advice:
According to Clause 6, Article 3 of Decree 130/2018/ND-CP, "Digital signature" is a form of electronic signature created by transforming a data message using an asymmetric cryptographic system. then, the person who obtained the original data message and the signer's public key can accurately determine:
a) The above transformation is generated with the exact same private key corresponding to the public key in the same key pair;
b) Content integrity of the data message since the above transformation is performed.
According to Clause 7, Article 3 of Decree 130/2018/ND-CP, "Digital certificate" is a form of electronic certificate issued by a digital signature certification service provider to provide identifying information for a public key. declaration of an agency, organization or individual, thereby confirming that the agency, organization or individual is the signer of the digital signature by using the corresponding secret key.
It can be seen that digital certificates and digital signatures are two completely different electronic formats. To put it simply, a digital certificate is a "people's identity card" to confirm whether an electronic signature is correct, valid or not; and digital signature is to confirm information for a document or commitment.
A digital signature is considered legal and secure when created and provided during the validity of the digital certificate and is verifiable with the public key. Therefore, in order to have a digital signature, businesses need to register a digital certificate first. And must have a digital signature for businesses to use e-invoices.
Currently, there is no requirement that businesses use digital signatures in their business activities.
According to Clause 3, Article 26 of the Enterprise Law 2020, organizations and individuals have the choice to use digital signatures in accordance with the law on electronic transactions or use their business registration accounts to register their businesses via email. electronic information network.
However, in some special cases, enterprises must use digital signatures, specifically:
According to Point e, Clause 1, Article 6 of Circular 32/2011/TT-BTC, Electronic signatures in accordance with the law of the seller; date, month and year of making and sending invoices. Electronic signature in accordance with the law of the buyer in case the buyer is an accounting unit.
According to Clause 2, Article 3 of Decree 119/2018/ND-CP, E-invoices when buying and selling goods and providing services, when using e-invoices, must have a digital signature.
According to Clause 10, Article 17 of the Tax Administration Law 2019, Taxpayers conducting business activities in areas with information technology infrastructure must declare, pay taxes, and conduct transactions with tax administration agencies. through electronic means as prescribed by law.