0901763379


TÀI LIỆU

xem thêm >>

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT

xem chi tiết >>>

GATTACA LAW FIRM

Trusted Legal Partner
Back

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THEO NGHỊ ĐỊNH 21/2021

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THEO NGHỊ ĐỊNH 21/2021

            Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự năm 2015 về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (sau đây gọi tắt là NĐ 21/2021) đã hoàn thiện những thiếu sót, hạn chế của Nghị định trước đó, cũng như tạo dựng khung pháp lý thuận lợi hơn cho các bên tham gia giao dịch bảo đảm thực hiện đúng những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Nhằm thúc đẩy khai thác tối đa giá trị kinh tế của tài sản bảo đảm và lành mạnh hóa thị trường vốn vay, các nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý một số vấn đề theo tinh thần của NĐ 21/2021 như sau:

1. Quy định về một nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản.
Một nghĩa vụ có thể được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của từng tài sản trong số các tài sản bảo đảm được xác định theo thỏa thuận của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Trường hợp không có thỏa thuận thì bất kỳ tài sản nào trong số đó được dùng để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
(Căn cứ pháp lý quy định tại khoản 2 Điều 5 NĐ 21/2021)

2. Quy định về việc giữ và sử dụng Giấy chứng nhận (GCN)
Trường hợp tài sản bảo đảm được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác hoặc để thực hiện giao dịch dân sự khác mà bên nhận bảo đảm đang giữ bản chính GCN thì người này giao bản chính GCN cho chủ thể trong giao dịch liên quan hoặc thực hiện nghĩa vụ khác theo thỏa thuận để chủ thể trong giao dịch liên quan thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật.
Trường hợp bên nhận bảo đảm giao bản chính GCN cho chủ thể trong giao dịch liên quan thì chủ thể đã nhận phải giao lại bản chính GCN cho bên nhận bảo đảm ngay sau khi thực hiện xong thủ tục, nếu chậm hoặc không giao lại bản chính Giấy chứng nhận mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Bên bảo đảm được dùng bản sao GCN và bản chính văn bản xác nhận còn hiệu lực của bên nhận bảo đảm về việc giữ bản chính GCN để sử dụng hoặc lưu hành tài sản.
(Căn cứ pháp lý quy định tại Điều 6 NĐ 21/2021)

3. Quy định về bảo đảm bằng dự án đầu tư, tài sản bảo đảm thuộc dự án đầu tư
Chủ đầu tư được dùng dự án đầu tư mà Luật Đầu tư, luật khác liên quan không cấm chuyển nhượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Chủ đầu tư có thể dùng toàn bộ dự án đầu tư, quyền tài sản của mình về khai thác, quản lý dự án đầu tư và quyền tài sản khác hoặc tài sản khác thuộc dự án đầu tư để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp dự án đầu tư dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là dự án xây dựng nhà ở, dự án xây dựng công trình không phải là nhà ở, dự án khác mà theo quy định của pháp luật liên quan phải có Giấy chứng nhận, Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc căn cứ pháp lý khác thì việc mô tả trong hợp đồng bảo đảm phải thể hiện được căn cứ pháp lý này.
(Căn cứ pháp lý quy định tại Điều 18 NĐ 21/2021)

4. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm
Phần lớn các hợp đồng bảo đảm trong lĩnh vực đầu tư phải được công chứng, chứng thực và phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm công chứng, chứng thực. Trường hợp tài sản bảo đảm được rút bớt theo thỏa thuận thì phần nội dung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản được rút bớt không còn hiệu lực; tài sản bảo đảm được bổ sung hoặc thay thế thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản này thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
(Căn cứ pháp lý quy định tại Điều 22 NĐ 21/2021)