0901763379


TÀI LIỆU

xem thêm >>

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT

xem chi tiết >>>

GATTACA LAW FIRM

Trusted Legal Partner
Back

CƠ HỘI ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM CHO DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI - Phần 2. Điện và Năng lượng tái tạo

   CƠ HỘI ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM [1]
PHẦN 2. ĐIỆN VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

 
Hiện nay, Việt Nam vẫn còn thiếu hụt năng lượng do hạn chế về tài nguyên, lượng than nhập khẩu để sản xuất điện năm 2020 dự kiến là 12 triệu tấn và sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2025 với 30 triệu tấn và đến năm 2030 sẽ là 50 triệu tấn. Trong khi đó, than gần như cạn kiệt và các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời phụ thuộc nhiều vào cơ chế giá cả cũng như các khoản đầu tư lớn.

Năng lượng tái tạo chưa được ứng dụng rộng rãi cho phát triển điện, 88,6% lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo tại Việt Nam là từ các nhà máy thủy điện nhỏ (công suất dưới 30 MW). Điện gió và các nguồn điện tái tạo khác đóng góp rất ít (0,4%) vào cơ cấu sản xuất điện trên toàn quốc. Tính đến hết năm 2019, có 87 nhà máy điện mặt trời, với tổng công suất khoảng 4.464 MW đấu nối vào lưới điện quốc gia để tăng công suất điện mặt trời của điện mặt trời, chiếm 8,28% công suất đặt của hệ thống điện Việt Nam. Hiện nay, EVN độc quyền nắm giữ các mảng từ bán buôn, truyền tải, phân phối điện đến bán lẻ. Công ty kinh doanh điện (EPTC) trực thuộc EVN là đơn vị duy nhất được phép mua bán buôn điện từ tất cả các máy phát điện trên thị trường và bán buôn cho các công ty phân phối điện. Các Tổng công ty Điện lực miền Bắc và miền Nam là hai đơn vị có sản lượng điện thương phẩm lớn nhất cả nước trong năm 2019.

Vì vậy, đây mà cơ hội trong thách thức cho các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển nguồn cung điện xanh, thân thiện với môi trường và các trang thiết bị điện đi kèm với đó.

Chi tiết bài viết Tiếng Anh xem tại:
[1]  Vietnam Investment Promotion Guidebook