Back
(English caption below)
CHẾ ĐỘ THAI SẢN ĐỐI VỚI CHỒNG KHI VỢ SINH CON?
(English caption below)
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi hiện đang làm việc cho một công ty tài chính và đang đóng bảo hiểm xã hội tại công ty. Sắp tới vợ tôi có sinh em bé, trong thời đó thì tôi vẫn làm việc và đóng bảo hiểm ở đó.Tuy nhiên vợ tôi đang không đi làm và chỉ ở nhà nội trợ thì tôi có được hưởng chế độ gì không ?
Chào bạn, đối với câu hỏi của bạn, Gattaca có ý kiến tư vấn như sau:
Căn cứ điểm e khoản 1 điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
….e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”
Như vậy trường hợp bạn đang đóng bảo hiểm xã hội và có vợ sinh con thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Các quyền lợi khi hưởng chế độ thai sản của chồng có vợ sinh con gồm:
- Về thời gian hưởng chế độ thai sản:
Căn cứ khoản 2 điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”
Theo đó, trường hợp vợ bạn sinh con (sinh một) thì được nghỉ việc 05 ngày nếu sinh thường hoặc 07 ngày nếu sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.Thời gian nghỉ được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ bạn sinh con.
- Mức hưởng chế độ thai sản
Theo khoản 1 điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản:
“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.”
Theo đó, bạn sẽ được hưởng mức lương bình quân 6 tháng trước khi sinh tức là 24 x số ngày nghỉ. Bên cạnh đó thì điều 38 Luật bảo hiểm xã hội và điều 9 thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì trường hợp chỉ có bố tham gia bảo hiểm xã hội và đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì người bố sẽ được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.
GATTACA LAW FIRM
Address: 32 Nguyen Dinh Hoan, Nghia Do, Cau Giay, Ha Noi
Tel: +84 24 320 41777 | Hotline: +84 90 176 3379 Email: lawyer@gattacalaw.vn | Website: http://gattacalaw.vn
-----------------------------------
MATERNITY REGIME FOR HUSBAND WHEN HIS WIFE GIVES BIRTH?
Question: Hi Lawyer, I am currently working for a financial company and paying social insurance at the company. In the near future my wife will have a baby, during that time, I still work and pay insurance there. However, my wife is not working and is only staying at home, will I be entitled to any benefits?, if What documents do I need to prepare?
Hi, for your question, Gattaca has the following advice:
Pursuant to Point e, Clause 1, Article 31 of the 2014 Law on Social Insurance, on the conditions for enjoying the maternity regime, the following provisions are made:
“1.Employees shall be covered by the maternity regime in one of the following cases:
e/ Male employees currently paying social insurance premiums whose wives give birth to children.”
Thus, if you are paying social insurance premiums and your wife gives birth to a child, you will be entitled to maternity benefits.
The benefits when enjoying the maternity regime of a husband whose wife has given birth to children include:
- Regarding the maternity leave period:
Pursuant to Clause 2, Article 34 of the Law on Social Insurance 2014 as follows:
“2. Male employees currently paying social insurance premiums whose wives give birth to children are entitled to a maternity leave of:
a/ 5 working days;
b/ 7 working days, in case their wives undergo a surgical birth or give birth to children before 32 weeks of pregnancy;
c/ 10 working days, in case their wives give birth to twins; or additional 3 working days for each infant from the second;
d/ 14 working days, in case their wives give birth to twins or more infants and take childbirth operation.
The maternity leave period specified in this Clause must be within the first 30 days after the date of childbirth.”
Accordingly, in case your wife gives birth to a child (giving birth to one child)), she is entitled to 5 days off work if she gives birth naturally or 07 days if she gives birth by cesarean section or gives birth to a baby under 32 weeks. The time off from work is calculated within 30 days from the first day your wife gives birth.
- The level of maternity benefits
According to Clause 1, Article 39 of the Law on Social Insurance 2014 stipulating the level of maternity benefits:
“1. For employees entitled to the maternity regime as prescribed in Articles 32 thru 37 of this Law, the allowance levels shall be calculated as follows:
a/ A monthly allowance must equal 100% of the average of salaries of 6 months preceding the leave on which social insurance premiums are based. For employees who have paid social insurance premiums for only under 6 months, the allowance level under the maternity regime specified in Article 32 or 33, Clause 2, 4, 5 or 6, Article 34, or Article 37, of this Law, is the average of salaries of the months for which social insurance premiums have been paid;
b/ The per-diem allowance for the case specified in Article 32, or Clause 2, Article 34, of this Law must equal the monthly maternity allowance divided by 24 days;
c/ The allowance level after childbirth or child adoption shall be calculated based on the monthly allowance specified at Point a, Clause 1 of this Article; in case of odd days or the case specified in Article 33 or 37 of this Law, the per- diem allowance must equal the monthly allowance divided by 30 days.”
According, you will be entitled to the average salary of 6 months before giving birth, which is 24 x the number of days off. Besides, Article 38 of the Law on Social Insurance and Article 9 of Circular 59/2015/TT-BLDTBXH, in case only the father participates in social insurance and pays social insurance premiums for 6 months or more during the 12 months before giving birth, the father will be entitled to a lump-sum allowance equal to 02 times the base salary in the month of childbirth.
CON
tính từ
học thuộc lòng
danh từ
điều khiển, lái, nghiên cứu