Back
VỤ VIỆC ĐƯỢC ÁP DỤNG XÉT XỬ TRỰC TUYẾN?
Căn cứ theo Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 về tổ chức phiên toà trực tuyến được Quốc Hội khoá XV thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 12/11/2021, Từ ngày 1/1/2022, những vụ việc dân sự sẽ được áp dụng xét xử trực tuyến.Theo đó, Việc áp dụng xét xử trực tuyến giúp tiết kiệm chi phí, thuận lợi cho việc di chuyển, đi lại cũng như phòng chống dịch trong tình hình dịch bệnh đang diễn ra rất căng thẳng, phức tạp.
Vậy những vụ án được áp dụng xét xử trực tuyến sẽ phải có những điều kiện sau:
Vụ án có tình tiết, tính chất đơn giản: tranh chấp giữa các đương sự không phức tạp mà dựa theo pháp luật nội dung sẽ dễ dàng đưa ra phán quyết đúng đắn;
Tài liệu, chứng cứ rõ ràng: yếu tố này chủ yếu phụ thuộc vào việc Đương sự, Cơ quan, tổ chức chủ động cung cấp cho Toà án, chứng cứ, tài liệu càng rõ ràng, đầy đủ càng góp phần thúc đẩy việc giải quyết vụ án nhanh chóng;
Tuy nhiên có một số vụ án không được áp dụng xét xử trực tuyến gồm những Vụ án liên quan đến bí mật nhà nước.
Việc xét xử trực tuyến diễn ra như thế nào?
Về địa điểm tổ chức: tại phòng xử án và Đương sự, người liên quan được phép tham gia tại ngoài khu vực phòng xử án (Có thể ở Cơ quan, Tổ chức, Trụ sở, cơ sở khác nhưng sẽ do Toà chỉ định) nhưng phải đảm bảo trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm
Về phương thức tiến hành: Toà án sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng nhằm điều hành phiên toà trực tuyến;
Việc tổ chức: phiên tòa trực tuyến phải tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng và các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa.