0901763379


TÀI LIỆU

xem thêm >>

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT

xem chi tiết >>>

GATTACA LAW FIRM

Trusted Legal Partner
Back

XÂM PHẠM BẢN QUYỀN TRONG LĨNH VỰC ÂM NHẠC CÓ THỂ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

XÂM PHẠM BẢN QUYỀN TRONG LĨNH VỰC ÂM NHẠC CÓ THỂ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Hỏi: Thưa luật sư, tôi nhận thấy trong những năm gần đây, việc các ca sĩ trẻ “đạo nhái” âm nhạc diễn ra rất phổ biến. Đây có phải hành vi vi phạm pháp luật hay không và sẽ bị xử phạt ra sao?

Xin chân thành cảm ơn!

Đáp: Chào bạn, với thắc mắc của bạn, Gattaca Law xin được tư vấn như sau: 

Căn cứ vào Điểm d Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm tác phẩm âm nhạc. 

Do đó, tác phẩm âm nhạc (bài hát, bản phối âm, phối khí) là những đối tượng có thể đăng ký dưới dạng bản quyền tác giả và được bảo hộ theo quy định của luật sở hữu trí tuệ.

Việc sao chép tác phẩm âm nhạc mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả để kiếm lợi nhuận là hành vi vi phạm quyền tác giả theo Khoản 6 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2019. Tùy theo tính chất và mức độ thực hiện, hành vi sao chép tác phẩm mà không xin phép tác giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.