0901763379


TÀI LIỆU

xem thêm >>

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT

xem chi tiết >>>

GATTACA LAW FIRM

Trusted Legal Partner
Trở về

NGHỊ ĐỊNH 168/2025/NĐ-CP: BƯỚC CHUYỂN ĐỔI SỐ TOÀN DIỆN TRONG ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP VÀ HỘ KINH DOANH

Nghị định 168/2025/NĐ-CP: Bước chuyển đổi số toàn diện trong đăng ký doanh nghiệp và hộ kinh doanh

 

Từ ngày 01/7/2025, Nghị định 168/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, thay thế Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đánh dấu một giai đoạn mới trong công tác quản lý và đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam. Nghị định không chỉ thay đổi quy trình, mà còn chuẩn hóa, số hóa và đơn giản hóa toàn bộ hệ thống thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và hộ kinh doanh. 

1. Phạm vi điều chỉnh toàn diện

Nghị định 168 quy định rõ các nội dung về:

  • Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp và hộ kinh doanh;

  • Đăng ký, cập nhật, thay đổi thông tin doanh nghiệp qua môi trường điện tử;

  • Liên thông dữ liệu giữa cơ quan đăng ký kinh doanh, thuế, bảo hiểm xã hội;

  • Cung cấp, khai thác và chia sẻ thông tin trong hệ thống quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Đăng ký doanh nghiệp: Tự chủ và chịu trách nhiệm

Người thành lập doanh nghiệp phải tự kê khai thông tin và chịu trách nhiệm pháp lý đầy đủ về tính chính xác. Việc đăng ký không chỉ giới hạn ở việc thành lập mới, mà còn bao gồm đăng ký hoạt động chi nhánh, thay đổi nội dung, thông báo cập nhật và các nghiệp vụ phát sinh khác.

Trường hợp công ty có nhiều đại diện theo pháp luật, người thực hiện thủ tục phải đảm bảo đúng thẩm quyền theo Luật Doanh nghiệp.

3. Cơ quan đăng ký: Xác nhận hồ sơ, không can thiệp tranh chấp

Cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ, không có thẩm quyền phân xử tranh chấp nội bộ giữa thành viên, cổ đông hoặc giữa doanh nghiệp với bên thứ ba.

4. Giấy chứng nhận và mã số doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số doanh nghiệp duy nhất, tồn tại xuyên suốt quá trình hoạt động và không tái sử dụng cho bất kỳ tổ chức nào khác. Mã số này cũng được dùng trong các giao dịch bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước.

5. Tối giản thủ tục – Nộp duy nhất 1 bộ hồ sơ

Cơ quan đăng ký không được yêu cầu nộp hồ sơ trùng lặp hoặc bổ sung quá mức so với quy định. Doanh nghiệp có thể thực hiện đồng thời nhiều thủ tục trong một bộ hồ sơ duy nhất, như thay đổi nội dung, cập nhật, hiệu đính thông tin.

6. Quy định mới về đặt tên

Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký. Cơ quan đăng ký có quyền từ chối nếu tên không hợp lệ. Trong trường hợp không đồng ý, doanh nghiệp có thể khởi kiện theo thủ tục hành chính.

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh không được dùng từ “công ty”, “doanh nghiệp” trong phần tên riêng. Các đơn vị phụ thuộc được phép đặt tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

7. Bổ sung quy định về chủ sở hữu hưởng lợi

Lần đầu tiên, khái niệm “chủ sở hữu hưởng lợi” được quy định trong đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải:

  • Xác định cá nhân sở hữu ≥ 25% vốn hoặc có quyền kiểm soát;

  • Kê khai, lưu giữ, cập nhật thông tin và thông báo khi có thay đổi.     

Đây là bước tiến quan trọng trong phòng chống rửa tiền và tăng minh bạch sở hữu doanh nghiệp.

8. Hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh

Cấp tỉnh: Cơ quan đăng ký thuộc Sở Tài chính hoặc Ban quản lý khu công nghệ cao.

Cấp xã: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế - Hạ tầng – Đô thị (tuỳ địa phương).

Anh Tuấn

_____________________________

GATTACA LAW FIRM | Trusted Legal Partner

M: + 84 901763379 | W: gattacalaw.vn | E: lawyer@gattacalaw.vn