0901763379


TÀI LIỆU

xem thêm >>

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT

xem chi tiết >>>

GATTACA LAW FIRM

Trusted Legal Partner
Back

PHẢI LÀM GÌ KHI PHÁT HIỆN BỊ LỪA ĐẢO CHUYỂN KHOẢN?

2/8/2022

Vấn đề bị lừa đảo chuyển khoản là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống hiện nay, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều vấn đề pháp luật và tác động đến nhiều đối tượng dưới những thủ đoạn tinh vi.
Cách thức của những tên lừa đảo thường là đưa ra những thông tin gian dối và thủ đoạn tinh vi kết hợp với những giấy tờ phù hợp để thuyết phục nạn nhân tin tưởng và thực hiện việc giao tiền, chuyển khoản. Nhưng sau đó khi đã nhận được tiền thì tìm mọi cách để cắt đứt liên lạc.
Những người bị lừa chuyển đảo chuyển tiền phần lớn là những người “nhẹ dạ cả tin”, thường chủ yếu xác định qua những nhóm đối tượng người quen, học sinh, sinh viên, người trung niên, người già.
 
Cách thức lấy lại tiền sau khi bị lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng.
Để lấy lại tiền sau khi bị lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng, thì tuỳ vào từng trường hợp để áp dụng các phương án khác nhau. Trường hợp này, để lấy lại tiền bị lừa đảo, thường sẽ được áp dụng theo một số cách như sau:
Khi vừa mới chuyển tiền và phát hiện ra việc bị lừa đảo thì người bị hại nên thông báo về việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản của ngươi khác cho Ngân hàng để Ngân hàng sẽ tạm thời phong toả số tiền vừa gửi vào tài khoản của bên bị lừa để tiến hành xác minh xem có dấu hiệu nhầm lẫn hay sai sót gì không. Bởi căn cứ theo khoản 4 Điều 36 Thông tư 23/2010/TT-NHNN thì khi lệnh thanh toán bị sai địa chỉ khách hàng, sai tên, số hiệu tài khoản cả người nhận Lệnh thanh toán (đúng tên nhưng sai số hiệu và ngược lại…) thì Ngân hàng sẽ tạm thời thực hiện phong toả, tạm khoá tài khoản cho đến khi làm rõ khắc phục những sai sót trên.
Việc làm này của bên Ngân hàng sẽ giúp người bị lừa đảo kéo dài được thời gian, đồng thời đối tượng có hành vi lừa đảo sẽ tạm thời chưa thể chiếm đoạt được số tiền của bạn.
              Trường hợp 1: Nếu tài khoản thụ hưởng bị khoá, bị phong toả vẫn còn số tiền mà người bị hại chuyển đến thì Ngân hàng sẻ trả lại tiền cho người bị hại, bị chuyển nhầm.
             Trường hợp 2: Nếu số tiền chuyển nhầm đã được rút thì Ngân hàng sẽ thông báo cho chủ tài khoản, yêu cầu họ trả lại tiền cho bạn nhưng nếu họ không trả thì người bị hại sẽ lấy đó làm cơ sở để khởi kiện ra Toà án hoặc tố cáo lên cơ quan công an để đòi lại tiền.

Sau khi thực hiện việc thông báo với Ngân hàng để ngăn chặn việc rút tiền mà không tìm được người lừa đảo, cũng không nhận lại được tiền vì lệnh chuyển tiền không có sai sót gì thì trường hợp này, để nhận lại số tiền bị lừa đảo, người bị hại cần làm đơn trình báo lên cơ quan công an. Nếu biết rõ thông tin nơi bên lừa đảo cư trú thì người bị hại làm đơn trình báo lên cơ công an nơi người đó cư trú. Nếu người bị hại không biết rõ về đối tượng lừa đảo, không biết nơi cư trú của đối tượng này thì thực hiện việc trình báo tại cơ quan công an nơi người bị hại cư trú. Việc trình báo lên cơ quan công an là việc làm cần thiết để giúp người bị hại tìm được người đã có hành vi lừa đảo người khác chuyển tiền qua ngân hàng. Đồng thời, cũng là cơ sở để cơ quan công an có thể biết và phát hiện ra tội phạm theo Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, người lừa người khác chuyển tiền qua tài khoản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có một trong các dấu hiệu như:
Có hành vi sử dụng những thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Thủ đoạn gian dối thường được thể hiện ở việc đưa ra những lời nói, những hành vi khác gian dối, đưa ra những thông tin không đúng sự thật, hoặc trái với sự thật nhưng nhằm mục đích tạo lòng tin, sự tin tưởng từ đối tượng có tài sản, từ đó lấy được tài sản từ người này và chiếm đoạt tài sản đó.
Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên; hoặc duới 2.000.000 đồng nhưng thuộc trường hợp đã từng bị xử phạt hành chính hoặc đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội liên quan đến việc chiếm đoạt tài sản như tội cướp tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật tài sản… chưa được xoá án tích nhưng lại tái phạm. Hoặc tài sản bị chiếm đoạt được xác định là phương tiện kiếm sống chính mà nạn nhân và gia đình nạn nhân hoặc việc chiếm đoạt tài sản này gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, và an toàn xã hội.

Sau khi tìm kiếm và xác định được người có hành vi lừa đảo, dù chưa đủ yếu tố để bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người này thì văn bản kết luận của cơ quan điều tra xác định được hành vi vi phạm của người này, và với thông tin xác định nơi cư trú, sinh sống của người có hành vi lừa đảo này cũng là cơ sở để người bị hại có thể khởi kiện người này để đòi lại tài sản bị lừa đảo. Để thực hiện việc tố cáo, người bị hại cần chuẩn bị đơn trình báo/đơn tố cáo về sự việc lừa đảo mà mình gặp phải, đồng thời thực hiện việc cung các giấy tờ, chứng cứ có liên quan đến sự việc này cho cơ quan công an.

Related posts

View All