0901763379


TÀI LIỆU

xem thêm >>

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT

xem chi tiết >>>

GATTACA LAW FIRM

Trusted Legal Partner
Back

XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 21/2021/NĐ-CP VÀ CÁC VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP CẦN LƯU Ý

THỜI SỰ PHÁP LUẬT: XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 21/2021/NĐ-CP VÀ CÁC VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP CẦN LƯU Ý

        Ngày 15/05/2021, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Chính phủ chính thức có hiệu lực thi hành , thay thế cho Nghị định 163/2006/NĐ-CP. Với Nghị định mới này, hàng loạt các quy định pháp luật đã được bổ sung, thay thế, trong đó có việc xử lý tài sản bảo đảm. Quá trình xử lý tài sản bảo đảm được quy định từ điều 49 đến điều 59 của Nghị định này, trong đó các doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:
  • Thứ nhất, Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật, đồng thời khi đến thời hạn bên nhận bảo đảm có thể xử lý tài sản bảo đảm thì không cần có văn bản đồng ý của bên bảo đảm mà chỉ cần thực hiện việc thông báo đến các chủ thể có tài sản bảo đảm trong thời hạn trước 10 ngày(15 ngày đối với bất động sản). Đây là một quy định mới, điều này giúp bên nhận bảo đảm dễ dàng hơn trong việc xử lý tài sản bảo đảm, và tất nhiên đánh mất đi quyền chủ động của bên có tài sản bảo đảm. DO đó, các doanh nghiệp khi có tài sản bảo đảm cần xây dựng một hợp đồng bảo đảm chặt chẽ, nắm rõ các quy định của pháp luật để tránh những thiệt hại không đáng có.
  • Thứ hai, trong thời gian chờ xử lý, khi tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp đang thuộc quyền quản lý của bên nhận bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản, có thể khai thác tuy nhiên hoa lợi, lợi tức phát sinh từ việc khai thác phải dùng để thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm chứ không thuộc quyền sở hữu của bên nhận bảo đảm.
  • Thứ ba, cho đến trước khi hoàn thành việc xử lý tài sản, doanh nghiệp vẫn có thể nhận lại tài sản bảo đảm nếu:
Trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền nhận lại tài sản đó.
+ Tài sản bảo đảm đã được thay thế, được trao đổi bằng tài sản khác
+ Nghĩa vụ được bảo đảm đã được thanh toán bằng phương thức bù trừ nghĩa vụ
+ Trường hợp khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản bảo đảm không bị xử lý

 
       Trên đây là ý kiến tư vấn của GATTACA LAW cho các doanh nghiệp về các vấn đề cần lưu ý khi xử lý tài sản bảo đảm theo Nghị định 21. Để có thể đảm bảo vững chắc về mặt pháp lý cho các khoản vay vốn, các giao dịch bảo đảm, xây dựng hợp đồng tín dụng,… các doanh nghiệp có thể liên hệ với công ty Luật Gattaca và Tiến sĩ -  Luật sư Nguyễn Thành Nam, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pháp lý tài chính – ngân hàng để được hỗ trợ.

Related posts

View All