0901763379


TÀI LIỆU

xem thêm >>

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT

xem chi tiết >>>

GATTACA LAW FIRM

Trusted Legal Partner
Back

ĐIỂM MỚI CỦA NGHỊ ĐỊNH 21/2021/NĐ-CP VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

ĐIỂM MỚI CỦA NGHỊ ĐỊNH 21/2021/NĐ-CP VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/05/2021, thay thế cho Nghị định 163/2006/NĐ-CP với điểm mới sau:

1. Quy định về phạm vi áp dụng pháp luật và thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thứ tự áp dụng khi biện pháp bảo đảm đồng thời được điểu chỉnh bởi luật chung và luật chuyên ngành; trường hợp theo thỏa thuận hoặc không có thỏa thuận về biện pháp bảo đảm.

2. Quy định trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng nhiều biện pháp bảo đảm, bằng nhiều tài sản.

3. Quy định bổ sung và mô tả cụ thể, chi tiết về từng loại tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong đó 2 loại tài sản được bổ sung là “tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu” và “tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ”.
Nghị định cũng quy định chi tiết việc sử dụng các loại tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; Tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng; Giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi; Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng; Dự án đầu tư, tài sản thuộc dự án đầu tư … từ Điều 10 đến Điều 19 của Nghị định.

4. Quy định về hiệu lực của hợp đồng bảo đảm và bổ sung quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba.

5. Quy định chi tiết về trình tự xử lý chung đối với tài sản bảo đảm và quy định riêng đối với một số tài sản bảo đảm như: Giải quyết trường hợp bên bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm là cá nhân chết hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết; Xử lý tài sản bảo đảm là vật đồng bộ; tài sản có tài sản gắn liền; quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác; giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi; vận đơn, chứng từ vận chuyển; Xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai; Xử lý tài sản thế chấp được đầu tư…